Các thiết bị di động nói chung và smartphone nói riêng của năm 2018, ít nhất là sau Quý II, nhiều khả năng sẽ đều sở hữu một đặc điểm thiết kế chung: Tích hợp on-board một con chip Trí tuệ nhân tạo.
Theo lời giáo sư Yoo Hoi-jun thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc trong cuộc phỏng vấn với tờ The Korea Herald: “Cuộc cạnh tranh trên mặt trận vi xử lý AI toàn cầu đang ngày càng nở rộ và trở nên khốc liệt tới mức chỉ tới nửa sau của 2018 thôi, chúng ta sẽ được chứng kiến chip AI được tích hợp trên mọi smartphone đầu bảng”.
Nhiều báo cáo cho rằng Samsung sẽ sớm bắt tay vào sản xuất chip AI với hy vọng thương mại hóa thành công mặt hàng này trong vòng vài năm. Nếu thành sự thật, người khổng lồ công nghệ xứ Hàn sẽ gia nhập nhóm với Huawei, Apple và Microsoft trong cuộc chiến sản xuất vi xử lý AI thiết kế riêng để tích hợp lên thiết bị di động tiêu dùng.
Dù hiện vẫn còn nhiều nguồn tin đồn thổi việc flagship tiếp theo của Samsung sẽ là smartphone màn hình gập, khả năng cao là chúng ta sẽ thấy một con chip AI năm trong chiếc Galaxy tiếp theo. Cuộc chiến AI rõ ràng đang nhen nhóm giữa các công ty với việc Huawei dẫn đầu cùng vi xử lý Kirin 970, A11 Bionic nằm trong iPhone X của Apple cũng được quảng cáo là có mạng lưới thần kinh nhân tạo. Đây là dấu hiệu cho một hướng đi rõ ràng dành cho nhà phát triển, đặc biệt là khi Samsung sắp sửa tham gia cuộc chơi.
![]() |
Bộ Thương mại Mỹ muốn nhận được ý kiến từ công chúng về việc thực hiện minh bạch, như cách dữ liệu được thu thập và sử dụng, cũng như các biện pháp bảo mật.
Theo bộ này, những người sử dụng các diễn đàn trên mạng cần được truy cập hợp lý và đính chính các dữ liệu cá nhân mà họ cung cấp.
T.P. - Lê Hường - Thu Trang (tổng hợp)
" alt=""/>Mỹ sắp ra quy định bảo mật trực tuyến mớiBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với VNPost
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, ngày 26/11/2018, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với VNPost. Tham dự chuyến thăm và làm việc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng; đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT. Về phía Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, có ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Ban Lãnh đạo Tổng công ty.
Báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về hoạt động sản xuất của VNPost, đại diện Lãnh đạo VNPost cho biết, Bưu điện Việt Nam hiện nay có 46.000 lao động, mạng lưới phục vụ là 13.221 điểm và đã phục vụ đến cấp xã, trong đó, có 8.000 điểm giao dịch nối mạng online đã ứng dụng CNTT để quản lý khai thác dịch vụ. Về mạng vận chuyển, VNPost có đường thư cấp 1 với 85 đường thư chuyên ngành, 4 đường thư xã hội, 49 đường thư máy bay; đường thư cấp 2 có 690 đường; đường thư cấp 3 có 4.056 đường thư và 128 đường thư quốc tế. Về mạng khai thác, hiện VNPost có 3 trung tâm khai thác chia chọn vùng, 2 trạm vận chuyển; 63 bưu chính cấp 1; 632 bưu chính cấp 2; 5 bưu chính khai thác quốc tế. Trong đó, mạng phát với 811 bưu chính phát và 11.832 tuyến phát. Doanh thu BĐVN 10 năm (từ 2008-2017) tăng gấp hơn 2 lần, tăng trưởng bình quân giai đoạn 22%, trong đó, giai đoạn 2014-2017 tăng 36%. Luôn hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chủ sở hữu do Bộ TT&TT giao, thực hiện tốt giảm dần mức trợ cấp bưu chính sau 5 năm và kinh doanh có lãi vào năm 2014. Tổng doanh thu tính đến tháng 10/2018 là 22.275 tỷ đồng.
Về định hướng phát triển trong thời gian tới, VNPost sẽ tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Theo đó, năm 2020 đạt 600 tỷ đồng lợi nhuận; Đẩy nhanh phát triển hạ tầng mạng lưới, triển khai các dịch vụ hành chính công, đổi mới mô hình hoạt động của điểm bưu điện văn hóa xã; Tiếp tục đổi mới căn bản về tổ chức sản xuất, xây dựng và từng bước triển khai chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 1.
Hướng tới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, VNPost phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng đạt 20%/năm; Tái cơ cấu nhóm dịch vụ truyền thống, phát triển lĩnh vực dịch vụ trụ cột theo hướng tạo hệ sinh thái liên kết, tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ thương mại điện tử, logistic trong nước và quốc tế; Phát triển các dịch vụ hành chính công, trở thành cánh tay nối dài của Chính phủ...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, VNPost là doanh nghiệp trực thuộc Bộ TT&TT (Bộ chuyên về ICT) cần phát huy thế mạnh, đổi mới, sáng tạo và chủ động ứng dụng CNTT trong sản xuất, điều hành, lấy ICT làm nền tảng của các lĩnh vực. Vì ICT không chỉ giúp làm đổi mới các hoạt động truyền thống mà còn tạo ra các lĩnh vực mới, trên cơ sở đó, từ năm 2019, VNPost cần phải thành lập một bộ phận chuyên biệt để đẩy mạnh ứng dụng triệt để CNTT, công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số.
Bộ trưởng cho biết, ngành TT&TT có 10 chữ vàng “Trung thành - Dũng cảm – Tận tụy – Nghĩa tình - Sáng tạo”, chủ yếu “vận” vào bưu chính, trong đó 8 chữ liên quan đến văn hóa - con người. Có chăng mỗi chữ “Sáng tạo” liên quan đến công nghệ nhưng sáng tạo bưu chính nhiều hơn vì hiện nay bưu chính có nhiều dịch vụ. Trên cơ sở đó, VNPost cần thay đổi quan điểm là doanh nghiệp bù lỗ, công ích mà cần phải cố gắng đạt tăng trưởng 35%, duy trì tốc độ và trong vòng 7 năm tới vượt viễn thông, trở thành tập đoàn lớn, tạo sự tin tưởng và trở thành cánh tay nối dài của Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: Bưu chính đang đứng trước cơ hội lớn. Khi xã hội, người dân càng lên mạng, trực tuyến (online) và sử dụng thương mại điện tử ngày càng nhiều thì nhu cầu tiếp xúc giữa con người với con người càng cần hơn. Hơn nữa, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến tận nhà cũng tăng cao. Đây chính là thời cơ của VNPost, VNPost phải đến với khách hàng và trở thành người bạn của khách hàng.
Ngoài ra, VNPost muốn phát triển logistics, thương mại điện tử phải phổ cập dịch vụ vì có mạng lưới phủ rộng nhất mà vùng phủ dịch vụ luôn là một lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, VNPost có bộ máy đến làng xã và đội ngũ lao động đông nên có thể làm tốt dịch vụ hành chính công. Có thể khẳng định, với số lượng 46.000 lao động thì con người chính là sức mạnh của BĐVN. Trên cơ sở đó, VNPost luôn luôn phải nêu cao tính làm chủ, khơi dậy tinh thần dân tộc, tinh thần phụng sự tổ quốc cho người lao động; đồng thời, xây dựng các phương án quản trị, đặc biệt là quan trị con người, đặt mục tiêu quản trị con người là số 1. Nếu quản trị tốt con người, VNPost sẽ trở thành công ty quản trị tốt nhất.
" alt=""/>Bộ TT&TT: VNPost đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng phải đi đầu trong chuyển đổi số